Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ bú bình.

Khi cho trẻ bắt đầu bú bình, các bậc cha mẹ thường rất băn khoăn làm thế nào để chọn bình sữa, nên chọn sữa như thế nào, khi nào phải đổi sữa cho trẻ... Tất cả sẽ được tromvia.com giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Nên dùng bình nhựa hay bình thủy tinh?
Điều này đôi khi không phải là bạn chọn mà là con chọn. Bé có thể thích một loại bình nào đó. Một số điều bạn cần xem xét khi lựa chọn là: bình nhựa nhẹ hơn bình thủy tinh và không dễ vỡ nhưng bình thủy tinh thường bền hơn (trừ trường hợp bị rơi vỡ).
Trước đây, một số phụ huynh chọn bình thủy tinh để tránh hóa chất BPA có trong một số bình nhựa (chất BPA làm cho hệ sinh dục và não của động vật sơ sinh phát triển bất thường). Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các bình nhựa đều làm bằng nhựa PP được kiểm định an toàn nên có thể yên tâm. Vì thế, cần lựa chọn bình không chứa BPA.
2. Núm vú
Hầu hết các núm vú được làm bằng silicon hoặc cao su và có nhiều hình dạng khác nhau. Chúng có thể có tốc độ dòng chảy khác nhau, phụ thuộc vào kích thước lỗ núm vú. Bạn có thể thử vài loại để biết cái nào con thích nhất. Nên kiểm tra thường xuyên núm vú xem có các dấu hiệu mài mòn hoặc nứt nào không. Nên thay núm vú bình sữa khi bị mòn hay đổi màu.
3. Khử trùng bình sữa trước lần dùng đầu tiên
Khử trùng bình và núm vú trong một nồi nước sôi khoảng 5 phút. Sau lần đó, bạn có thể rửa chúng với chất tẩy rửa và nước nóng mỗi lần sử dụng.
4. Đo lường


Việc pha trộn sữa hay thức ăn đều cần có một tỉ lệ nhất định và nếu bạn không tuân thủ theo công thức thì nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé không tốt, bé sẽ không phát triển được cân nặng, chiều cao theo chỉ số BMI.
5. Cho bé một không gian yên tĩnh
Với một em bé, việc nhận dinh dưỡng chỉ qua một nguồn duy nhất là sữa thì giờ ăn tối là cực kỳ quan trọng. Do đó, để bé tập trung vào việc ăn uống thì hãy chọn một không gian không quá sáng và nên thật yên tĩnh để bé không bị sao nhãng. Dĩ nhiên với trường hợp bất khả kháng như ở siêu thị, sân bay, nhà ga…thì bạn không thể có được một không gian như mong đợi nhưng nếu ở nhà, tốt nhất nên tắt TV và không trả lời điện thoại hoặc trò chuyện quá rôm rả.
6. Vỗ ợ hơi
Khi cho bé ăn, nếu bé cố ngoi lên và trớ hoặc ợ thì nguyên nhân chính là do ngoài thức ăn, bé còn nuốt thêm một lượng không khí nữa. Hãy đặt bé lên vai hoặc để bé ngồi vào lòng, gập người bé xuống mà vỗ nhẹ vào lưng, như thế lượng khí sẽ được đẩy ra đáng kể và bé sẽ thoải mái hơn.
7. Phải thật bình tĩnh khi bé khóc
Nước mắt là “vũ khí” thường trực của trẻ nhỏ khi đau đớn, cáu giận hoặc đói, vì thế khi bé khóc trong điều kiện bình thường thì xác suất bé đang đói là cao nhất. Không nên cuống cuồng mà phải thật bình tĩnh, đút từ từ cho bé nuốt, không dồn gấp dù chiếc miệng xinh xắn kia đang há ra như một chút chim non nôn nóng đợi mẹ mớm mồi.
8. Không ăn trong giờ đi ngủ
Khi những chiếc răng sữa đã nhú lên, bạn đừng để bé bú hoặc uống, ăn cái loại trái cây tươi và đi ngủ liền mà chưa vệ sinh miệng, điều này dễ khiến cho bệnh sâu răng tấn công bé. Hãy tập thói quen ăn sớm trước giờ đi ngủ 30 phút.
9. Bé ngừng ăn khi đã no
Có 1 nghịch lý như thế này, bạn cho bé ăn nhưng chính bé mới biết mình no hay chưa. Cơ thể bé cần một lượng vừa đủ ở thời điểm đó và bạn không nên vì dư thức ăn mà ép bé phải dùng hết. Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ và trẻ sơ sinh càng không phải là một chiếc chai rỗng để bạn nhồi nhét nhiều thứ vào đó trong một lúc. Nếu ép bé ăn, tình huống có khi lại cho phản ứng ngược, bé sẽ ợ hơi, đầy bụng hoặc nôn.
10. Không dùng lò vi sóng
Thông thường các bà mẹ luộc bình sữa và để nguội rồi cho bé bú nếu là sữa để tủ lạnh.
Thao tác rất dễ dàng, dùng một chiếc chảo đun nóng nước rồi cho bình sữa đã pha vào ngâm trong vài phút. Không nên sử dụng lò vi sóng vì nó có thể tạo ra các điểm nóng có thể làm phỏng miệng của em bé mà với sự cảm nhận của da tay người lớn, sức nóng đó hoàn toàn bình thường.
11. Nuôi sữa kết hợp
Đấy là những trường hợp nuôi còn bằng sữa mẹ và sữa công thức. Một bà mẹ bận rộn nếu không có thời gian cho bé bú thì có thể vắt sữa cho vào tủ lạnh rồi hâm nóng cho bé bú. Nếu lượng sữa chưa đủ hoặc muốn bổ sung dinh dưỡng thì bạn cho bé bú thêm sữa công thức, việc cho bé làm quen với sữa công thức sẽ giúp cho bé thích nghi với môi trường nhà trẻ sau này.
10. Lúc nào cần đổi sữa công thức
Nếu bé bị nôn trớ nhiều hoặc quấy khóc, bạn có thể nghĩ tới lỗi của sữa công thức. Đôi khi, bé có thể bị dị ứng và có các triệu chứng như ói mửa, tiêu chảy hay da khô đỏ. Nếu bạn thấy điều này, hãy xin tư vấn của bác sĩ. Chuyên gia sẽ khuyên bạn đổi sữa và có thể tư vấn loại nào phù hợp với bé. Trong trường hợp này, bạn đừng tự ý đổi sữa mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
12. Bảo quản sữa thế nào
Nếu bé bú sữa công thức không hết thì phần còn lại trong chai không nên để đó cho bé dùng tiếp. Nếu là sữa công thức dạng nước đã mở nắp thì cần ngay lập tức cho vào tủ lạnh và sử dụng trong vòng 48 giờ. Nếu bạn pha sữa công thức từ sữa bột, có thể trữ 24 giờ trong tủ lạnh. Nếu sữa công thức để bên ngoài 2 giờ, nên đổ bỏ. Nên pha lượng sữa vừa đủ, đừng pha quá nhiều và để dành. Sữa mẹ có thể cất trong tủ lạnh trong vòng 7 ngày hoặc nên cấp đông để giữ được 3 tháng nếu điều kiện cấp đông đảm bảo ở 0 độ. Nguồn Webtretho

Post a Comment